Chào mừng các bạn đến với blog của nhóm MBAD

Kỹ năng sử dụng powerpoint trong thuyết trình

Dưới đây xin trình bày một số thông tin về đánh giá một bài thuyết trình powerpoint và vài kỹ năng sử dụng powerpoint trong thuyết trình. Mọi người góp ý.

1. Tổ chức nội dung

Người trình bày phải trình bày một cách logic, giữ vững kết cấu ND thống nhất xuyên suốt bài trình bày, hạn chế ngắt quãn ND trong các slide. Giúp ích người đọc tiếp thu ND một cách nhất quán và dễ dàng

2. Hiểu biết về chủ đề

Người trình bày cần có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang trình bày hơn là chỉ trình chiếu như máy

3. Đồ họa, bố cục trình bày

  • Cần có tiêu đề trong slide, mỗi chủ đề nên chỉ trong 1 slide.
  • Người thuyết trình cần sử dụng các biểu đồ, các hình ảnh, video,... để mô tả ND hơn là sử dụng chữ đơn thuần
  • Sử dụng đồ họa bắt mắt, cố gắn theo một template thống nhất trong suốt bài trình bày cho bố cục, màu chữ, màu link, kích thước hình ảnh, màu nền, hình ảnh trang trí,...
  • Đồ họa cần tránh làm cho khán giả trở nên chú ý tập trung vào các hình ảnh trang trí hơn là ND bài trình bày

4. Các lỗi cơ học trong thuyết trình

  • Hạn chế các lỗi chính tả, văn phạm
  • Hạn chế các lỗi khi thao tác chuột, làm chia trí khán giả
  • Khắc phục các lỗi ngẫu nhiên một cách khéo léo

5. Định hướng tiếp xúc mắt

Hạn chế nhìn màn hình và đọc lại, nguyên tắc là những gì có trên slide thì không nên đọc lại, lúc đó sẽ gây chia trí và khán giả vừa phải đọc, vùa phải nghe, mà hiếm khi 2 hành động này cùng pha!
Hạn chế nhìn vào sổ ghi chép mà nên nhìn thẳng vào các khán giả

6. Phong cách nói

Người trình bày nói chuẩn xác, ít sai lỗi chính tả, sử dụng kết hợp tốt ngôn ngữ cơ thể
Phong cách nói cần phù hợp với ND trình bày (phong cách trẻ trung, sang trọng, lịch sự, năng động, nhí nhảnh,...)
 
Kết: Nguyên tắc chung là chú ý sử dụng powerpoint đúng theo công dụng là công cụ trình bày của nó, dùng lệ thuộc và đừng biến nó thành công cụ trang trí cho bài trình bày của mình, mà hãy biến nó thành công cụ trình bày ý tưởng

Một số lưu ý khi trình bày bài thuyết trình

  • Trang chiếu phải có tiêu đề, tiêu đề cần được gắn vào layout
  • Một trang chiếu không nên quá một chủ đề, Số nội dung không quá 6 ND trong 1 chủ đề
  • Một nội dung thường không quá 2 dòng
  • Ngôn từ nhất quá, màu sắc nhất quán, phong cách nhất quán
  • Dùng gam màu và hình ảnh thích hợp, template phù hợp
  • Thiết kế trang chiếu cân đối, phù hợp với các loại màn hình
  • Viết chữ cỡ tối thiểu 5mm (font khoảng 20-25px)
  • Nên hiển thị thanh thời gian để dễ quản lý tốc độ trình bày

Một số phím tắt cần nhớ trong khi trình chiếu

Khi trình chiếu, bạn nhấn phím F1, chương trình sẽ cho ra các phím tắt hữu dụng nhất. Dưới đây là một số phím thú vị.
  • Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch đít hay khoanh tròn những điểm quan trọng.
  • Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn đã tạo bằng bút màu.
  • Nhấn phím Esc: tắt cây bút màu đi, trở vế trỏ chuột BT
  • Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình)
  • Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột.
  • Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao hoặc xử lý sự cố, nhấn lại phím này để trở về bình thường.
  • Page Up hay mũi tên lên: Đến slide trước.
  • Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến slide sau.
  • Nhấn số trang rồi nhấn Enter: Đến slide theo số trang.

Một số phím tắt cần nhớ trong khi soạn thảo

Insert a new slide
CTRL+M
Switch to the next pane (clockwise)
F6
Switch to the previous pane (counterclockwise)
SHIFT+F6
Make a duplicate of the current slide
CTRL+D
Start a slide show
F5
Promote a paragraph
ALT+SHIFT+LEFT ARROW
Demote a paragraph
ALT+SHIFT+RIGHT ARROW
Apply subscript formatting
CTRL+EQUAL SIGN (=)
Apply superscript formatting
CTRL+PLUS SIGN (+)
Open the Font dialog box
CTRL+T
Repeat your last action
F4 or CTRL+Y
Find
CTRL+F
View guides
CTRL+G
Delete a word
CTRL+BACKSPACE
Capitalize
SHIFT+F3
Bold
CTRL+B
Italicize
CTRL+I
Insert a hyperlink
CTRL+K
Select all
CTRL+A
Copy
CTRL+C
Paste
CTRL+V
Undo
CTRL+Z
Save
CTRL+S
Print
CTRL+P
Open
CTRL+O

Ông già Noel dưới góc nhìn vật lý

1. Đêm Giáng sinh buốt giá. Ông già Noel dáng người phúc hậu, râu tóc bạc phơ, quần đỏ, áo đỏ, mũ đỏ viền trắng, đôi bốt đen, lưng đeo một tay nải những tặng phẩm, đi trên những chiếc xe trượt tuyết do tuần lộc kéo, bay trên bầu trời đầy sao. Ông dừng lại từng nhà, chui qua ống khói xuống phòng khách. Ông lặng lẽ vào phòng khách, tặng quà vào chiếc tất mở sẵn cho những đứa trẻ ngoan, đặt dưới gốc thông rồi lại theo đường ống khói ra khỏi nhà, và ông lại tiếp tục cuộc hành trình đến một ngôi nhà khác. Cứ thế… ông trao xong gói quà cuối cùng thì trời vừa bừng sáng.



2. Cậu bé học sinh cấp hai, học sinh chuyên Lý của một ngôi trường danh tiếng, đọc lại truyền thuyết, lấy giấy bút ra ngồi lẩm nhẩm tính toán xem thực hư của câu chuyện ra sao.

3. Tuần lộc sao lại bay được nhỉ? Trong số 300.000 loài sống trên Trái đất (đa số là côn trùng và vi khuẩn) được các nhà khoa học phân loại, chắc chỉ ông già Noel nuôi được tuần lộc bay, chứ chưa thấy một sách vở nào ghi.

4. Trên thế giới có 2 tỷ trẻ em. Ông là một vị Thánh của trẻ em theo đạo Thiên Chúa, chắc ông không chia quà cho những trẻ em ngoại đạo...Cho nên cái tay nải ông vác sau lưng và chở trên xe trượt tuyết chỉ đựng quà cho 378 triệu các cô bé cậu bé theo đạo của ông. Vậy là ông phải ghé qua 91,8 triệu ngôi nhà, mỗi ngôi có chừng 3,5 đứa trẻ mà chỉ có một đứa ngoan. 


5. Nhờ mỗi nơi một múi giờ khác nhau và Trái đất cứ quay, để phân phát hết số quà đó, đêm của ông kéo dài 31 giờ, nếu ông di chuyển từ Đông sang Tây. Tính ra, mỗi giây, ông phải đi thăm 822,6 gia đình. Ông chỉ có 1 phần nghìn giây để tụt qua ống khói lò sưởi xuống phòng khách, nhét vội vàng quà vào chiếc tất, đặt dưới gốc thông, nhấm nháp mảnh bimbim, rồi lại trèo lên ống khói, bước vào chiếc xe trượt tuyết và bay sang nhà bên cạnh. Giả sử các ngôi nhà trên Trái đất cách nhau trung bình là 0,78 dặm (1 dặm bằng 1,609 km) thì trong cuộc hành trình đi chia quà ông đã đi qua 75,5 triệu dặm (khoảng 121 triệu km).

6. Thế là ông già tốt bụng áo quần màu đỏ và râu tóc bạc phơ ấy đã phóng với tốc độ 650 dặm trong một giây, nghĩa là nhanh gấp 3.000 lần tốc độ âm thanh.

7. Tải trọng trên chiếc xe trượt tuyết là một thành phần khác phải tính đến. Giả sử mỗi gói quà cho bọn trẻ chỉ nặng 2 pound (1 pound bằng 453,6 gam) thôi, thì cái xe trượt tuyết phải chở những 321.300 tấn, cộng với trọng lượng ông già được mô tả là một người phốp pháp. Nếu đi trên mặt đất, con tuần lộc chỉ kéo được 300 pound, nếu con tuần lộc bay có thể kéo nhiều hơn gấp 10, thì đoàn xe chở quà của ông phải huy động đến 214.000 con, cộng thêm trọng lượng của ngần ấy của cỗ xe, nặng khoảng 353.430 tấn nữa.

8. Đoàn xe trượt tuyết chở quà nặng tổng cộng 675.000 tấn, chuyển động với tốc độ 650 dặm trong một giây tạo ra một sức cản khí khổng lồ, giống như một con tàu vũ trụ khi bay trở về khí quyển. Con hươu mũi đỏ Rudolph dẫn đầu đoàn sẽ phải đối phó lực ma sát lên tới 14,3 nhân với 10 lũy thừa 18 jun năng lượng. Lại trong một giây! 


9. Như vậy cả đoàn xe sẽ nổ tung trong chớp mắt. Những tiếng nổ khủng khiếp vang lên cùng lúc, chắc chẳng khác gì vụ… Big Bang và tất cả sẽ bốc thành hơi trong 5 phần nghìn của 1 giây. Bản thân ông già Noel bay theo xe với tốc độ như vậy, ông sẽ bị “đóng đinh” vào chỗ ngồi với một áp suất lên tới 4.315.000 pound. Điều đó có nghĩa là chuyến bay đầu tiên mang quà đi chia khắp thế giới cũng là chuyến bay cuối cùng của ông. Thậm chí ngay từ khi đoàn xe mang quà vừa “cất cánh”.

10. Nhưng mà thôi. Khoa học là khoa học mà truyền thuyết là truyền thuyết. Hãy tạm bỏ qua cái môn Vật lý đầy lý trí ấy đi trong giây lát để lãng mạn bay bổng cùng truyền thuyết.

Nào! Các bạn nhỏ, hãy nhắm mắt lại đi. Chúng ta cùng chờ ông già Noel tốt bụng, thưởng phạt công minh, bí mật mang quà đến cho chúng ta sau một năm trời ngoan ngoãn.
 
Theo Vietnamnet

Đánh giá dự án Nạn đói